Đa phần khi xây dựng nhà ở thì sẽ có một cổng duy nhất. Tuy nhiên, với một số công trình nhà ở, biệt thự có mặt tiền rộng thì ngoài cổng chính ra cũng sẽ có cả cổng phụ. Vậy liệu có nên làm nhà có cổng chính và cổng phụ? Bài viết này hãy cùng Thế giới nhôm đúc đi tìm lời giải đáp nhé!
1. Khi nào nên làm cổng chính và cổng phụ cho nhà
Hiện nay, đa số mỗi ngôi nhà sẽ có thiết kế một cổng. Nhưng do nhu cầu, sở thích, một số nhà vẫn có thiết kế cổng chính và cổng phụ. Với những nhà diện tích lớn việc di chuyển từ phía này sang phía kia để ra khỏi nhà bị bất tiện. Khi đó thì nhà có cổng chính và cổng phụ giúp cho việc đi lại, ra vào nhà. Ngoài ra, với những nhà có 2 mặt tiền, khu đất quá rộng thì cũng có thể nhà có 2 cổng chính.
2. Có nên làm cổng chính và cổng phụ không?
Có. phù hợp với các kiểu nhà biệt thự, ở các cơ quan
Cổng nhà không những mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian sống mà nó còn có ý nghĩa phong thủy. Cổng nhà là nơi đón sinh khí từ bên ngoài vào trong gia đình giúp gia đạo vượng khí, tài lộc, bình yên, hạnh phúc. Vì vậy, việc xem xét có nên làm cổng chính và cổng phụ không là điều rất quan trọng.
Với những công trình nhà ở, biệt thự, cơ quan,… được xây dựng trên diện tích rộng hoặc có hai mặt tiền thì có thể làm cổng nhà có cổng phụ. Từ đó giúp cho việc đi lại, ra vào thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, việc làm nhà có cổng chính cổng phụ cũng cần phải tuân theo quy tắc phong thủy, bố trí xây tại các vị trí, hướng phù hợp. Việc làm này giúp cho vận khí, tài lộc, sức khỏe gia đình không bị ảnh hưởng.
Như vậy, với những chia sẻ trên đã giải đáp cho thắc mắc nhà 2 cổng có sao không? Bạn đọc cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành làm cổng nhé!
3. Cách làm cổng phụ và cổng chính đẹp
Sau đây là một số hướng dẫn giúp bạn đọc có thể làm cổng phụ và cổng chính đẹp. Hãy cùng Thế giới nhôm đúc tìm hiểu nhé!
3.1. Hướng cổng và vị trí
Nếu nhà có cổng chính và cổng phụ thì cần phải ưu tiên chọn hướng đẹp cho cổng chính. Theo đó hướng và vị trí cổng cần hợp phong thủy, thuộc hành, mệnh. Có như thế mới mang lại tài lộc, vượng khí cho gia đạo. Đồng thời xua đuổi tà khí, đen rủi, bảo vệ gia đạo.
Sau đây là hướng cổng và vị trí mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Đối với gia chủ mệnh Thủy: chọn hướng cổng là tây, tây bắc. Tuyệt đối tránh mở cổng hướng đông bắc, tây nam.
- Gia chủ thuộc mệnh Hỏa: chọn hướng cổng là hướng đông, đông nam. Tuyệt đối tránh mở cổng hướng Bắc sẽ mang lại vận đen, xui rủi.
- Gia chủ thuộc mệnh kim: nên chọn hướng cổng là hướng đông bắc, tây nam và tuyệt đối không mở theo hướng nam.
- Gia chủ thuộc mệnh mộc: chọn hướng cổng chính là hướng bắc và tránh tuyệt đối hướng tây, tây bắc.
- Gia chủ thuộc mệnh thổ: Chọn hướng cổng là hướng nam và ránh hướng đông, đông bắc.
> Tham khảo thêm: Xem hướng xây cổng hợp phong thủy
3.2. Kiểu dáng và chất liệu
Để nhà có cổng chính và cổng phụ đẹp thì gia chủ cũng cần có sự lựa chọn kỹ về chất liệu và kiểu dáng của cổng. Chúng phải phù hợp với tổng thể không gian kiến trúc của ngôi nhà. Chẳng hạn như kiến trúc tân cổ điển thì sẽ chọn cổng nhôm đúc có kiểu dáng hoa văn tân cổ điển, kiến trúc hiện đại có thể chọn cổng sắt có kiểu dáng đơn giản, hiện đại,…
3.3. Kích thước
Thông thường kích thước cổng chính có thể tùy chỉnh sao cho cân đối với tổng thể không gian. Còn đối với cổng phụ có thể tùy chọn hoặc theo kích thước chiều rộng 1m25 – 1m35.
> Tham khảo: Kích thước cổng nhà đẹp
4. Cách bố trí cổng chính và cổng phụ theo phong thủy
Việc bố trí cổng chính và cổng phụ sao cho hợp phong thủy là điều rất quan trọng. Bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe, vận hạn của các thành viên trong gia đình. Do đó, gia chủ cần chú ý những điểm sau khi làm nhà có cổng chính và cổng phụ:
- Chọn hướng cổng và cửa chính không được bố trí cùng trục với nhau.
- Cổng chính không được đặt ở vị trí đối diện nhà vệ sinh.
- Cổng chính và cổng phụ không được đối diện phòng ngủ.
- Cổng không được đối diện với thang máy, bếp, cây.
- Làm nhà có 2 cổng cần kỵ thủy sát, âm sát, phong sát, hỏa sát.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách quyết định có nên làm nhà có cổng chính và cổng phụ hay không. Từ đó tránh được những điều kiêng kỵ khi xây cổng để gia đạo luôn hạnh phúc, bình an và tài lộc.