Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, có rất nhiều công nghệ đúc nhôm được ra đời và trở nên phổ biến. Bài viết này, Thế giới nhôm đúc xin Tổng hợp 8 công nghệ đúc nhôm phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn đọc sẽ có nhìn tổng quát hơn về công nghệ nhôm đúc nhé!
1. Công nghệ đúc nhôm là gì?
Công nghệ đúc nhôm là công nghệ được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có kích thước, kiểu dáng phức tạp. Công nghệ này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cà độ chính xác tương đối cao để đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhôm đúc.
2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ đúc nhôm
Bản chất của công nghệ đúc nhôm chính là quá trình rót đầy kim loại nhôm vào trong khuôn đúc. Nhờ tác động của áp lực, nhôm được đông đặc lại thành từng khối hình dạng giống như khuôn mẫu.
Khuôn mẫu đúc nhôm thì sẽ được chia làm 2 nửa. Đầu tiên, người thợ đúc sẽ rót đầy hợp kim nhôm lỏng vào trong khuôn đóng. Theo đó nhôm lỏng sẽ dần dần chảy vào và lấp kín từng chi tiết nhỏ trong khuôn đúc.
Trong suốt quá trình tiến hành đúc nhôm, áp suất sẽ được duy trì. Sau một thời gian, khi nhôm đã đông đặc và cứng rắn lại, thợ đúc sẽ mở khuôn và rút sản phẩm ra. Như vậy là một quy trình đúc nhôm đã được hoàn thiện.
3. Tổng hợp 8 phương pháp đúc nhôm phổ biến hiện nay
3.1. Công nghệ đúc nhôm áp lực
Đúc nhôm áp lực là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Nó được áp dụng để sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn. Mỗi sản phẩm nhôm đúc áp lực có khối lượng khoảng từ 5 – 50 kg. Các sản phẩm đó có thể là: hộp số, hộp đèn đường, trục, khuỷu, piston, các chi tiết máy bay, tàu,…
3.2. Công nghệ đúc nhôm khuôn cát
Đây là công nghệ đúc nhôm thủ công sử dụng khuôn cát, đất sét và các chất phụ gia. Công nghệ đúc khuôn cát đòi hỏi những người thợ phải có tay nghề cao, cần thận, tỉ mỉ ở từng công đoạn nhỏ nhất.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến để sản xuất các sản phẩm nhôm đúc có khối lượng lớn như: lan can, cầu thang, bông gió, hàng rào, cổng nhôm đúc,…
3.3. Công nghệ đúc mẫu cháy
Công nghệ đúc mẫu cháy là công nghệ sử dụng nhựa polystyrene và đúc giống y hệt so với khuôn mẫu.
Mẫu sẽ được đặt vào trong một chiếc khuôn và sau đó đổ cát khô đầy vào rồi phủ nilon lên trên. Sau đó sử dụng công nghệ đúc nhôm chân không để hút hết không khí ra bên ngoài. Tiến hành rót hợp kim nhôm lỏng vào vị trí đã định sẵn. Ở công đoạn này nilon và polystyrene sẽ cháy. Phần tro của mẫu cháy sẽ được đặt ở phía trên đầu.
3.4. Công nghệ đúc khuôn kim loại
Công nghệ đúc khuôn kim loại còn có tên gọi khác là đúc khuôn vĩnh cửu. Nó là phương pháp áp dụng lực để đẩy kim loại vào trong khuôn mẫu. Phương pháp này được áp dụng để sản xuất các sản phẩm nhôm đúc có khối lượng từ 10 – 50kg.
Công nghệ đúc khuôn kim loại mang lại các sản phẩm hoàn hảo, chính xác tuyệt đối và có khả năng chống nứt nóng khi ở nhiệt độ cao.
3.5. Công nghệ đúc ly tâm
Công nghệ đúc ly tâm là việc đưa hợp kim nhôm đã nung chảy vào khuôn mẫu bằng kim loại. Khuôn này sẽ được quay tròn quanh hệ thống rót. Phương pháp này được áp dụng để sản xuất ra các sản phẩm có dạng hình tròn như tang trống.
3.6. Công nghệ đúc khuôn mỏng
Công nghệ đúc khuôn mỏng có khuôn vỏ mỏng kim loại làm bằng sáp. Người ta sẽ gia công vật liệu sáp hành những mẫu như vật đúc. Sau đó mẫu đúc sẽ được nhúng vào hỗn hợp gồm: cát và đất sét. Tiến hành sấy khô và nhúng lại vào hỗn hợp trên 1 lần nữa rồi mới rắc cát mịn lên.
Công đoạn này cần thực hiện 4-5 lần để lớp vỏ dày khoảng 10-20mm. Phương pháp đúc khuôn mỏng này chỉ áp dụng để sản xuất những loại sản phẩm có chi tiết nhỏ và số lượng lớn.
3.7. Công nghệ đúc nhôm liên tục
Công nghệ đúc nhôm đúc liên tục hiện nay được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất nhôm. Nó bao gồm dây chuyền đúc liên tục đúc khuôn như thạch cao. Hợp kim nhôm sẽ được rót vào một hệ thống khuôn đặc biệt. Những khuôn đúc sẽ có nước làm nguội và đúc thành các sản phẩm thanh, các tấm nhôm có kích thước khác nhau.
3.8. Công nghệ đúc khuôn thạch cao
Là công nghệ sử dụng vật liệu đổ vào thạch cao để tạo ra khuôn mẫu. Sau đó lấy vật liệu mẫu ra và đổ hợp kim nhôm nung lỏng vào và tạo hình. Công nghệ đúc khuôn thạch cao được áp dụng để tạo ra các vật liệu lõi.
4. Nguyên tắc chọn lựa vật liệu nhôm trong công nghệ đúc nhôm
- Vật liệu sử dụng trong công nghệ nhôm đúc không được để lẫn các tạp chất. Đặc biệt là các tạp chất từ sắt, bởi vì chúng sẽ làm cho nhôm nóng chảy bị mất đi tính lỏng và sản phẩm nhôm đúc dễ bị ăn mòn, oxy hóa.
- Vật liệu ít bị hoà tan với khí: nếu vật liệu sử dụng dễ hoà tan với khí sẽ tạo ra lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sản phẩm nhôm đúc. Tình trạng này làm gia tăng quá trình oxit kim loại cũng như giảm độ bền.
- Hợp kim nhôm nóng chảy phải đảm bảo có độ lỏng vừa đủ để có thể dễ dàng đi tới từng chi tiết nhỏ nhất trong khuôn đúc.
Kết luận
Như vậy, nhờ có đa dạng công nghệ đúc nhôm mà người ta có thể chọn được phương pháp phù hợp và tối ưu nhất để sản xuất ra từng loại sản phẩm nhất định. Hy vọng với bài viết này, quý khách đã có thêm những thông tin chi tiết về đúc nhôm. Từ đó sẽ chọn được phương pháp hợp lý để làm ra sản phẩm nhôm đúc đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí.